Quần thể chùa Bái Đính gồm khu chùa cổ và khu chùa mới xây dựng từ năm 2003. Chùa thu hút Phật tử và du khách đến chiêm bái, đặc biệt là vào những ngày đầu xuân.
Tổng quan
Chùa Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Với diện tích hơn 500 ha, chùa bao gồm khu chùa cổ mang đậm dấu ấn lịch sử từ thế kỷ 11. Và khu chùa mới với kiến trúc đồ sộ, hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống. Nơi đây sở hữu nhiều kỷ lục ấn tượng, như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á và đại hồng chung nặng 36 tấn. Bên cạnh giá trị kiến trúc, chùa Bái Đính còn nổi tiếng với không gian thiên nhiên thanh bình, giữa vùng núi đá vôi và rừng cây xanh mát.

Toàn cảnh chùa Bái Đính
Thời điểm tham quan tốt nhất
Thời điểm tốt nhất để tham quan chùa Bái Đính là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đây là lúc thời tiết ở Ninh Bình mát mẻ, dễ chịu, rất thích hợp cho các hoạt động lễ chùa. Đồng thời, đây cũng là thời điểm diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính (từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch). Nếu bạn muốn tránh đông đúc, các ngày thường hoặc thời gian ngoài lễ hội sẽ mang đến trải nghiệm tĩnh lặng hơn. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 có thể ảnh hưởng đến hành trình của bạn.

Thủy Đình giữa sông
Di chuyển
Từ Hà Nội
Xe khách: Bạn có thể bắt xe khách từ các bến xe lớn ở Hà Nội như Giáp Bát, Mỹ Đình hoặc Nước Ngầm. Giá vé khoảng 100.000 – 150.000 VNĐ. Sau đó, từ trung tâm thành phố Ninh Bình, thuê taxi hoặc xe ôm đến chùa.
Xe máy hoặc ô tô tự lái: Chỉ mất khoảng 1,5 – 2 giờ chạy xe. Đi theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ – Mai Sơn, sau đó rẽ vào quốc lộ 38B theo chỉ dẫn đến chùa.
Tàu hỏa: Đi tàu từ ga Hà Nội đến ga Ninh Bình chỉ trong khoảng 2 – 2,5 giờ.

Chùa lung linh vào hoàng hôn
Từ TPHCM
Đi máy bay đến sân bay Nội Bài. Sau đó từ Hà Nội di chuyển đi chùa Bái Đính theo hành trình như trên.
Hướng dẫn đặt vé máy bay:
– Quan tâm và trao đổi với iVIVU qua Zalo OA iVIVU Tickets. Hoặc gọi ngay hotline (028) 3933 8008 để được hỗ trọ tư vấn vé máy bay nội địa và quốc tế giá tốt
Địa điểm tham quan trong quần thể chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính cổ nằm gần đỉnh của một vùng rừng núi yên tĩnh. Được xây dựng từ thời nhà Lý, chùa gắn liền với Thiền sư Nguyễn Minh Không. Khu chùa cổ mang nét kiến trúc truyền thống với không gian yên bình, bao quanh bởi thiên nhiên hoang sơ. Những điểm đặc trưng của chùa bao gồm Hang Sáng – nơi thờ Phật. Hang Tối là nơi thờ Mẫu và Đức Thánh Nguyễn Minh Không. Cùng Giếng Ngọc, giếng nước trong xanh quanh năm.

Chùa Bái Đính cổ
Đền thờ thần Cao Sơn
Đền thờ Thần Cao Sơn được xây dựng để thờ Cao Sơn Đại Vương. Vị thần núi được vua Đinh Tiên Hoàng tôn kính và thờ phụng như người bảo hộ cho vùng đất cố đô Hoa Lư. Nằm trên sườn núi yên bình, đền mang kiến trúc truyền thống mộc mạc với không gian cổ kính.

Đền thờ thần Cao Sơn
Hang Sáng
Hang Sáng là một hang động tự nhiên, được coi như chính điện của chùa cổ, thờ Phật và các vị thần linh. Hang có không gian rộng rãi, với ánh sáng tự nhiên từ cửa hang chiếu vào. Bên trong hang, các bức tượng Phật được bài trí trang nghiêm, hòa quyện cùng vẻ đẹp của đá vôi và cây cỏ tự nhiên.

Hang Sáng thờ Phật
Hang Tối
Hang Tối là nơi thờ Mẫu và Đức Thánh Nguyễn Minh Không – vị thiền sư có công xây dựng và phát triển chùa Bái Đính. Hang Tối có không gian sâu và ánh sáng mờ ảo, được chiếu sáng bởi những ngọn nến lung linh. Những bức tượng và bài trí bên trong hang mang đậm dấu ấn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hang Tối thờ Đức thánh Nguyễn Minh Không
Giếng Ngọc
Giếng Ngọc có hình bán nguyệt, với nước trong xanh quanh năm. Theo truyền thuyết, đây là nơi Thiền sư Nguyễn Minh Không từng lấy nước để pha chế thuốc chữa bệnh cho người dân. Giếng là biểu tượng của sự thanh khiết và nguồn sống, thu hút du khách đến cầu nguyện cho sức khỏe, bình an.

Giếng Ngọc nước xanh mát
Cây thị ngàn năm
Cây thị ngàn năm đứng sừng sững, tỏa bóng mát và mang vẻ đẹp cổ kính giữa không gian thanh tịnh. Theo truyền thuyết, cây thị đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của chùa, gắn liền với những câu chuyện lịch sử và tâm linh tại vùng đất cố đô Hoa Lư. Đối với du khách và Phật tử, cây thị là nơi gửi gắm lòng thành, cầu mong sức khỏe.
Đền thờ Đức thánh Nguyễn Minh Không
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không mang kiến trúc giản dị, cổ kính, hòa quyện với không gian núi non thanh tịnh. Đây là điểm dừng chân linh thiêng để du khách và Phật tử bày tỏ lòng tri ân và cầu nguyện bình an.
Chùa Bái Đính mới
Chùa Bái Đính mới được xây dựng năm 2003 với các công trình như cổng Tam Quan, hành lang La Hán, tháp chuông, điện Quan Thế Âm Bồ Tát…

Chùa Bái Đính mới
Điện Phật bà Quan Âm
Điện Phật Bà Quan Âm được xây dựng rộng lớn và trang nghiêm, thờ tượng Phật Bà bằng đồng cao 9,57m và nặng 80 tấn. Tượng được chế tác tinh xảo, thể hiện thần thái từ bi, nhân hậu. Không gian bên trong điện được thiết kế hài hòa, kết hợp với khung cảnh thiên nhiên xanh mát bên ngoài.

Điện Quán Thế Âm Bồ Tát
Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất Đông Nam Á. Tượng Phật được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 10m và nặng 100 tấn, mang vẻ từ bi và trí tuệ. Bên trong điện, không gian rộng lớn với các họa tiết chạm khắc tinh xảo.

Điện Pháp chủ
Điện Tam Thế
Điện Tam Thế tọa lạc tại vị trí cao nhất trong khu chùa Bái Đính mới. Với kiến trúc đồ sộ, điện được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết và đá. Bên trong điện thờ ba pho tượng Tam Thế Phật, tượng trưng cho: quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi pho tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn, được đúc bằng đồng và dát vàng tinh xảo. Không gian rộng lớn và trang nghiêm của điện Tam Thế mang lại cảm giác thanh tịnh.

Điện Tam Thế
Hành lang La Hán
Hành lang La Hán được ghi nhận là hành lang dài nhất châu Á, với chiều dài gần 3km. Hành lang bao gồm 500 bức tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối cao khoảng 2m, mang những biểu cảm và tư thế khác nhau. Với thiết kế mái cong mềm mại và các cột gỗ lớn, hành lang tạo nên không gian cổ kính và trang nghiêm.

Hành lang La Hán
Tháp Chuông
Tháp Chuông được xây dựng theo phong cách truyền thống, với mái cong tầng tầng lớp lớp. Điểm nhấn đặc biệt của tháp là đại hồng chung – chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam, nặng tới 36 tấn. Tiếng chuông ngân vang từ tháp Chuông mang ý nghĩa thức tỉnh tâm hồn, kết nối con người với cõi Phật.

Tháp Chuông
Bảo tháp Xá Lợi
Bảo Tháp Xá Lợi cao 13 tầng, mang kiến trúc truyền thống Phật giáo Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ xá lợi Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ và Myanmar. Du khách có thể leo lên các tầng tháp qua cầu thang xoắn để chiêm ngưỡng khung cảnh vùng núi non xung quanh. Không gian bên trong bảo tháp được bài trí trang nghiêm, với các tượng Phật và hoa văn.

Tháp Xá Lợi
Hồ Phóng Sanh
Hồ Phóng Sanh rộng lớn, với mặt nước trong xanh, được bao quanh bởi cây xanh. Đây là nơi thường xuyên diễn ra các nghi lễ phóng sinh, thả cá. Hồ Phóng Sanh là điểm tham quan thu hút du khách bởi vẻ đẹp tĩnh lặng.
Vườn Bồ Đề
Vườn Bồ Đề trồng hàng trăm cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) – nơi Đức Phật giác ngộ. Mỗi cây bồ đề đều có tên của cá nhân hoặc tổ chức đóng góp. Vườn Bồ Đề là nơi tham quan với khung cảnh thanh bình, du khách dạo bước trong sự tĩnh lặng và gần gũi với thiên nhiên.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan tại chùa Bái Đính mới là công trình kiến trúc đồ sộ. Cổng gồm ba lối đi tượng trưng cho: quá khứ, hiện tại và tương lai. Hoặc cũng được hiểu là Tam Giải Thoát Môn (Không, Vô tướng, Vô tác). Cổng được làm từ đá xanh và gỗ tứ thiết, với mái cong lớp lớp, chạm khắc tinh xảo. Bên trên cổng đặt các bức tượng Phật và linh vật như hạc, rồng.

Tam quan chùa
Lưu trú ở chùa Bái Đính
Nhà khách chùa Bái Đính: Nhà khách nằm ngay trong khuôn viên chùa, mang đến không gian yên tĩnh và thanh bình. Phòng nghỉ được trang bị cơ bản, sạch sẽ, phù hợp cho du khách hành hương hoặc muốn trải nghiệm đời sống tâm linh.
Khách sạn và resort gần chùa: Khu vực gần chùa có nhiều khách sạn và resort cao cấp, như Bái Đính Garden Resort & Spa, Ninh Binh Palm homestay, Ninh Binh Family homestay, Bai Dinh hotel, Tràng An – Bái Đính resort…
Ẩm thực
Chùa Bái Đính có nhà hàng chay nằm gần khu vực chính, phục vụ các món ăn chay thanh đạm. Thực phẩm tại đây được chế biến sạch sẽ, đảm bảo an toàn và mang đậm hương vị Phật giáo. Khu vực xung quanh chùa có nhiều quán ăn phục vụ các món như cơm cháy, thịt dê, bún mọc Kim Sơn, ốc núi…
Lưu ý khi tham quan chùa Bái Đính
– Mặc trang phục kín đáo, lịch sự
– Không thắp hương quá nhiều
– Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan, nên cho vào các hòm công đức
– Nên tự bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.

Khoảng sân chùa rộng rãi
iVIVU gợi ý một số resort Ninh Bình hấp dẫn:
Khu nghỉ dưỡng Emeralda Ninh Bình
Khu nghỉ dưỡng Emeralda Tam Cốc Ninh Bình
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Tour Ninh Bình trong ngày ngắm Tràng An xanh mát thơ mộng
Tham khảo 9 resort khách sạn cao cấp gần Hà Nội dễ di chuyển
Du lịch Tam Cốc – Bích Động ngắm cảnh sắc thiên nhiên kết hợp nghỉ dưỡng
Đặt ngay Khách sạn Ninh Bình giá tốt chỉ có ở iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
